TĨNH MẠCH VEN
HỘP: 30 VIÊN ( VỈ 10 VIÊN)
Mỗi ngày dùng 1 viên sau bữa ăn
Hiệu quả thấy rõ sau: 2- 4 tuần điều trị
HÃY CHỌN VÀ SỬ DỤNG TĨNH MẠCH VEN ĐỂ GIÚP BẠN ĐIỀU TRỊ VỀ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN TAY VÀ BỆNH TRĨ
Hỗ trợ CÔNG DỤNG:
-
Giảm đau chân
-
Giảm nặng chân
-
Giảm sưng phù chân
-
Tăng sức bền tĩnh mạch
-
Giảm suy giãn tĩnh mạch chân
-
Teo búi Trĩ, Cầm máu Trĩ
THÀNH PHẦN CHÍNH: TĨNH MẠCH VEN
Mỗi viên nang chứa 1100mg/ cho 1 viên :
Cao khô hạt dẻ ngựa: 500 mg
Hesperidin : 200mg
Diosmin : 100mg
Cao diếp cá:100mg
Rutin: 100 mg
Cây phỉ : 50mg
Vitamin C : 50mg
SẢN PHẨM SẢN XUẤT VÀ ĐẠT CHUẨN GMP VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật… Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân.
Nếu các trường hợp giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm, tĩnh mạch có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến, có đến 30% người lớn mắc bệnh. Người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng một trong thời gian dài có tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao hơn.
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
• Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu;
• Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối;
• Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với nhiều người, bệnh giãn tĩnh mạch chủ yếu là một vấn đề thẩm mỹ. Nhưng đối với người khác, bệnh gây ra các triệu chứng và các vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng về tình trạng bệnh của mình hoặc tự chữa trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim , làm máu bị ứ đọng. Bệnh không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
• Tuổi tác: nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa;
• Giới tính: phụ nữ trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone và dùng thuốc tránh thai. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh;
• Tiền sử gia đình: trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch;
• Béo phì: huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh mạch mà còn tăng nguy cơ nhiều bệnh tim mạch khác;
• Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Điều trị giãn tĩnh mạch có ba phương pháp chủ yếu là:
• Mang vớ y khoa dành cho bệnh giãn tĩnh mạch;
• Liệu pháp xơ hóa: bác sĩ tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, thuốc khiến cho tĩnh mạch bị mất chức năng và điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch khác khỏe hơn;
• Phẫu thuật: phẫu thuật thường là tiểu phẫu. Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động. Có nhiều cách thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật laser, cắt đốt trị liệu, phẫu thuật nội soi và các thủ thuật khác.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán giãn tĩnh mạch (suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính)?
Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám chân và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để có hình ảnh của tĩnh mạch và loại trừ các bệnh khác.
Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
• Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân;
• Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài;
• Mang vớ y tế mỗi ngày;
• Gọi cho bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn;
• Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm, đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).
Giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những tình huống phải đứng yên một chỗ hoặc ngồi thõng chân lâu. Bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên đi lại thường xuyên nếu có thể.
Ngoài ra, tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cũng có thể góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch. Khi bệnh mới xảy ra, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng, tĩnh mạch phồng to lan đến bắp chân hoặc gối, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp.
HẠT DẺ NGỰA
5 lợi ích của hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa là loại hạt của cây bản địa trên bán đảo Balkan. Hạt dẻ ngựa còn thịnh hành tại các địa điểm khắp các vùng phía bắc của thế giới.
Các hạt giống, lá, vỏ cây, và hoa của cây, tất cả được sử dụng hàng trăm năm để giúp nhiều vấn đề về sức khỏe vì do chúng có rất nhiều lợi ích. Hạt giống của cây thường được sử dụng để đối phó với các vấn đề viêm và bệnh lý mạch máu. Chủ yếu hiện nay, các sản phẩm của hạt dẻ ngựa áp dụng vào điều trị ngoài da các bệnh lý liên quan tĩnh mạch như trĩ và suy giãn tĩnh mạch.
Các lợi ích ghi nhận liên quan sức khỏe của hạt dẻ ngựa được liệt kê dưới đây:
1. Hạt dẻ ngựa tăng cường sức khỏe và tính linh hoạt tĩnh mạch
Lợi thế lớn của hạt dẻ ngựa là tăng cường sức khỏe tĩnh mạch. Hạt dẻ ngựa thường được sử dụng để điều trị suy tĩnh mạch mạn tính và các bệnh khác nhau do sức khỏe tĩnh mạch kém và thiếu tính linh hoạt.
2. Hạt dẻ ngựa điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân, và bất kỳ dấu chứng liên quan do tĩnh mạch giãn gây ra.
3. Hạt dẻ ngựa giảm bệnh trĩ
Hạt dẻ ngựa là một loại “thuốc điều trị thông dụng” để trị bệnh trĩ. Nói chung loại thảo dược này có thể được sử dụng như một chất làm se búi trĩ và giúp giảm đau do bệnh trĩ gây ra.
4. Hạt dẻ ngựa chống viêm
Trong số những lợi thế tốt nhất của hạt dẻ ngựa là loại thảo dược này có thể ngăn ngừa, giảm thiểu, và loại bỏ tình trạng viêm trong cơ thể của bạn.
5. Hạt dẻ ngựa giảm triệu chứng chuột rút
Kem bôi hạt dẻ ngựa đã được chứng minh hỗ trợ điều trị chuột rút ở chân do máu lưu thông kém và mạch máu thiếu tính đàn hồi.
HESPERIDIN VÀ DIOSMIN
Disomine và Hesperidine điều trị bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch hiệu quả như thế nào?
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, trực tràng gây viêm sưng hoặc xuất huyết.
Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại cũng bộc lộ ở một số dấu hiệu lâm sàng khác như: nứt kẽ hậu môn, trĩ sa ra ngoài, các nếp gấp ở hậu môn sưng to.
Với bệnh trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ hoặc đại tiện ra máu.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Disomine và Hesperidine là hai hoạt chất có công dụng đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hesperidin và Disomine không được tổng hợp từ cơ thể mà cần bổ sung thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm thuốc bổ sung.
Tác dụng của Disomine và Hesperidine trong điều trị bệnh trĩ Hoạt chất Disomine
Diosmine dạng bột là hoạt chất có màu vàng xám, thực tế không tan không nước. Đây là một trong hơn 4000 flavonoid được tìm thấy trong các loài thực vật, có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt và được biết đến như một bioflavonoid.
Theo các báo cáo, Diosmine được phân lập lần đầu tiên vào năm 1925 và đưa vào điều trị phổ biến tại Châu Âu từ năm 1969. Chúng có thể được chiết xuất đơn lẻ hay kết hợp với các bioflavonoid khác có trong cam quýt như quercetin, rutin, và hesperidin.
Trải qua gần 50 năm sử dụng, Diosmine được biết đến là thành phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh Trĩ và các bệnh như suy giãn tĩnh mạch, phù mạch bạch huyết… Và gần đây, nó đã được đưa vào nghiên cứu trong điều trị các bệnh khác bao gồm ung thư, hội chứng tiền kinh nguyệt, viêm đại tràng và bệnh tiểu đường.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Disomine và Hesperidine là hai hoạt chất có công dụng đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hesperidin và Disomine không được tổng hợp từ cơ thể mà cần bổ sung thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm thuốc bổ sung.
Tác dụng của Disomine và Hesperidine trong điều trị bệnh trĩ Hoạt chất Disomine
Diosmine dạng bột là hoạt chất có màu vàng xám, thực tế không tan không nước. Đây là một trong hơn 4000 flavonoid được tìm thấy trong các loài thực vật, có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt và được biết đến như một bioflavonoid.
Theo các báo cáo, Diosmine được phân lập lần đầu tiên vào năm 1925 và đưa vào điều trị phổ biến tại Châu Âu từ năm 1969. Chúng có thể được chiết xuất đơn lẻ hay kết hợp với các bioflavonoid khác có trong cam quýt như quercetin, rutin, và hesperidin.
Trải qua gần 50 năm sử dụng, Diosmine được biết đến là thành phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh Trĩ và các bệnh như suy giãn tĩnh mạch, phù mạch bạch huyết… Và gần đây, nó đã được đưa vào nghiên cứu trong điều trị các bệnh khác bao gồm ung thư, hội chứng tiền kinh nguyệt, viêm đại tràng và bệnh tiểu đường.
Diosmine có thể giúp điều trị bệnh trĩ và đau bằng cách giảm sưng (viêm) và khôi phục chức năng tĩnh mạch bình thường.
Nghiên cứu về tác dụng của Diosmine đối với điều trị bệnh trĩ
Rất nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn đã chứng minh Diosmine có hiệu quả trong việc điều trị cả tình trạng cấp và mạn tính của bệnh Trĩ. Trong số đó, một nghiên cứu sử dụng giả dược được thực hiện trên 120 bệnh nhân mắc Trĩ, và nhóm điều trị được cho sử dụng hỗn hợp flavonoid với tỷ lệ 90% Diosmine và 10% hesperidin, liều 500 mg / ngày liên tục trong 2 tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Diosmine có khả năng làm giảm đáng kể các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy hay chảy máu vùng trĩ.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, Diosmine có tác động chống viêm, làm co búi trĩ giúp chữa trị triệt để bệnh bằng cách:
+ Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch và giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.
+ Bảo vệ vi tuần hoàn
+ Khôi phục tính thấm cho mao mạch và cải thiện dẫn lưu mạch bạch huyết.
+ Ức chế phosphodiesterase và làm tăng nội tế bào cyclic adenosine monophosphate (cAMP), từ đó giảm sản xuất các yếu tố gây viêm như prostaglandins E2, F2 và thromboxane B2 giúp cải thiện tình trạng sưng viêm hiệu quả. Diosmine cũng làm giảm các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp, tăng glutathione cấp (GSH), và làm giảm lipid.
Đặc biệt, Diosmine đã được nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ mang thai mắc trĩ và được chứng minh là không hề ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Hoạt chất này không gây đột biến cũng như không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản. Phụ nữ mang thai mắc trĩ trong giai đoạn cấp tính được cho điều trị 8 tuần trước khi sinh và 4 tuần sau khi sinh. Và hơn một nửa số phụ nữ tham gia nghiên cứu báo cáo rằng các triệu chứng giảm bắt đầu từ ngày thứ 4 của liệu trình điều trị.
Hoạt chất Hesperidine
Cũng như Diosmine, Hesperidin là một flavonoid tự nhiên chiết xuất từ vỏ cam quýt hoặc các loại trái cây có múi. Hesperidin có tác dụng kháng viêm, chống ôxy hóa, chống dị ứng, chống ung thư, kháng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vi rút..), giảm đau, hạ sốt, chống độc, chống loãng xương và đặc biệt khi dùng phối hợp với vitamin C có tác dụng cộng hưởng và hỗ trợ hấp thụ vitamin C rất tốt.
Ngoài ra Hesperidin có tác dụng làm bền thành mạch và giảm tính thấm của mao mạch nên được dùng rất nhiều trong điều trị bệnh trĩ.
Sự kết hợp của Hesperidin và diosmine trong điều trị bệnh trĩ
Hesperidin và diosmine được biết đến là những thành phần không thể thiếu được trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Hesperidin và diosmine có tác dụng chống viêm, làm co búi trĩ bằng cách:
– Kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.
– Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxan B2 cũng như các gốc tự do vì thế làm giảm tình trạng sưng viêm.
– Bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm mao mạch, tăng cường sức bền của mao mạch.
Nghiên cứu lâm sàng: Sự phối hợp của Hesperidin và Diosmine là sự kết hợp kinh điển trong hỗ trợ điều trị trĩ.
Gần đây nhất là thử nghiệm lâm sàng được tiến hành bởi 2 nhà khoa học anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymout trên 120 bệnh nhân bị bệnh trĩ năm 2009.
Độ tuổi trung bình từ 30-60 tuổi trong đó:
– 87% bệnh nhân có triệu chứng đi cầu ra máu
– 65% bệnh nhân có triệu chứng đau, rát hậu môn
– 89% bệnh nhân có triệu chứng ngưa hậu môn
– 90% bệnh nhân có búi trĩ (độ II hoặc độ III)
Mỗi bệnh nhân được dùng phối hợp 900mg Diosmine và 100mg Hesperidin, ngày 2-3 lần trong vòng từ 4-10 tuần.
Kết quả: Tất cả các triệu chứng đã giảm rõ sau 2 tuần hỗ trợ điều trị và trong những tuần tiếp theo, búi trĩ đã co dần lên. Ngoài ra tỉ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi hết đợt hỗ trợ điều trị.
Một nghiên cứu đối chứng khác được tiến hành trên 200 bệnh nhân độ 3 và 4 đã được phẫu thuật cắt trĩ. 100 bệnh nhân sử dụng giả dược và 100 bệnh nhân còn lại sử dụng 450mg Diosmine và 50mg Hesperidin ngày 2-4 lần để đề phòng chảy máu sau phẫu thuật.
Kết quả cho thấy: Nhóm sử dụng Diosmine và Hesperidin tới 88% bệnh nhân sau 1 tuần đã giảm triệu chứng còn nhóm dùng gải dược thì tỉ lệ bệnh nhân giảm biến chứng sau 1 tuần chỉ còn hơn 50%.
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm thuốc có chứa hoạt chất Diosmine và Hesperidin được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh Trĩ, đặc biệt là các nước Châu Âu. Và bất kể nó được dùng như một loại thuốc hay sản phẩm hỗ trợ điều trị, thì Diosmine và Hesperidin đã được công nhận là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong cải thiện triệu chứng cũng như co búi trĩ một cách an toàn, hiệu quả.
Xong cũng phải khẳng định rằng, Trĩ là một bệnh lý mạn tính, diễn tiến trong thời gian dài và rất dễ tái phát. Do đó để chữa trị dứt điểm, người bệnh cần kiên trì với một liệu trình cụ thể kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động hợp lý, khoa học.
Tác dụng: HESPERIDIN VÀ DIOSMIN
– Giúp phòng ngừa bệnh trĩ, giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và giảm các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…).
– Hỗ trợ co mạch, ngăn tình trạng sưng, phình to và hình thành búi trĩ, giảm đau, sưng.
– Hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa thành mạch máu.
– Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại.
– Hỗ trợ làm co búi trĩ.
– Giúp tăng sức bền thành mạch, giảm đau chân, nặng chân, tê bì chân, giảm sưng phù chân.
CÂY PHỈ
Cây phỉ là một loài cây được trồng phổ biến ở Bắc Mỹ. Người bản địa ở đây thường hay đun sôi thân cây để chiết lấy một dạng thuốc sắc có thể trị được sưng, viêm, bướu hay khối u. Ngày này, có rất nhiểu sản phẩm được chiết xuất từ cây phỉ vì đây là loại cây thảo mộc giúp làm se tự nhiên, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể tác dụng của cây phỉ đối với sức khỏe là như thế nào nhé!
Đặc điểm của cây phỉ
Cây phỉ hay Witch Hazel là cây thảo dược quý
• Có tên khoa học là Witch Hazel, là cây thuốc của người bản địa Bắc Mỹ.
• Loại cây này chiều cao khoảng 5m, lá rụng theo chu kì, lá to, có hình bầu dục và răng cưa thô.
• Cây phỉ nở hoa vào mùa đông, quả có vỏ cứng, chuyển thành màu nâu khi chín. Đặc biệt, hạt giống chín có thể rụng ra khỏi cây xa đến tới 4,5m.
• Loại cây này thuộc cây thân gỗ, trồng từ thân gỗ cứng hay từ hạt giống, được trồng nhiều vào mùa thu.
• Trước khi, đây là một loại cây mọc hoang ở trong rừng, mọc nhiều ở vùng miền đông nước Mỹ và Canada, hiện nay nó được trồng ở khắp châu Âu.
• Loại cây này có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn, điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch, giảm sưng mắt, thu nhỏ lỗ chân lông, nhất là chữa bệnh trĩ.
Một số tác dụng của cây phỉ đối với sức khỏe
Cây phỉ giúp điều trị Trĩ
Tinh chất cây phỉ được xem là một “thần dược” trong việc điều trị bệnh trĩ, nó giúp làm dịu tình trạng sưng và đau do búi trĩ gây ra. Hiện nay, nhiều loại kem và miếng đệm chữa bệnh trĩ có chứa Witch Hazel để giảm chảy máu, ngứa ngáy và khó chịu do trĩ. Ngoài ra, tinh chất cây phỉ phát huy công dụng tốt nhất khi kết hợp với các loài cây hỗ trợ hệ tuần hoàn như các cây thuộc họ Bồ hòn.
Tinh chất hạt cây phỉ điều trị tốt bệnh trị trĩ
Giúp làm sạch và thu nhỏ lỗ chân lông
Trên thế giới có rất nhiều thương hiện mỹ phẩm sử dụng thành phần chiết xuất từ cây phỉ để chế tạo sản phẩm của họ. Đặc biệt là những sản phẩm làm sạch da như nước tẩy trang, sữa rữa mặt, toner.Chiết xuất từ cây phỉ so với nước hoa hoa có nhiều lợi ích hơn như:
• Làm sạch sâu, lấy đi các tạp chất trên da, ngoài ra nó còn giúp làm dịu da, không gây kích ứng cho da.
• Chất Tannin giúp thu nhỏ lỗ chân lông, da sẽ mịn hơn, ngăn chặn những bụi bẩn xâm nhập vào.
• Kiềm dầu hiệu quả trên da.
Điều trị mụn viêm
Ngoài việc giúp ngăn chặn các bụi bận, bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông hình thành mụn thì chiết xuất từ cây phỉ còn giúp điều trị mụn viêm hiệu quả.
Khả năng kiềm dầu và làm sạch da của cây phỉ sẽ giúp da tạo được môi trường thông thoáng, cung cấp đủ oxy trong các lỗ chân lông, điều này sẽ làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. Acnes, đây là nguyên nhân chính gây mụn viêm, sưng.
Hoạt chất tannin và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, chống viêm hiệu quả. Điều này, sẽ ức chế quá trình viêm của hệ miễn dịch, nguyên nhân chính làm xuất hiện mụn mủ, tấy đỏ.
Làm lành các vết côn trùng cắn, bầm tím
Vết bầm tím xuất hiện là do các mao mạch bị phá vỡ, hay những vết viêm do côn trùng cắn tiếp xúc với vi khuẩn, trong cây phỉ với thành phần tannin và flavonoid, nó sẽ giúp tăng cường sự tuần hoàn máu dưới da, giúp ức chế quá trình viêm, do đó những tổn thương này sẽ nhanh lành hơn, giảm các hiện tượng sưng, đau, nhiễm trùng.
Làm giảm tình trạng thâm, sẹo rỗ
Tình trạng thâm mụn chính là kết quả tăng sắc tố sau viêm, chiết xuất cây phỉ chứa chất chống oxy hóa cao giúp ức chế sự sản sinh sắc tố Melanin.
Còn đối với sẹo rỗ, đây là kết quả của quá trình phân hủy collagen do những enzyme tạo ra bởi phản ứng viêm, tinh chất tannin và flovonoid sẽ ức chế quá trình này, ngăn ngừa sự hình thành sẹo, tăng cường sự tái tạo da, mờ dần và lấp đầy những vết sẹo rỗ nhỏ này.
CAO DIẾP CÁ – CAO DƯỢC LIỆU NGUYÊN CHẤT
Giới thiệu chung về Cao diếp cá.
– Cao diếp cá được cô chiết từ cây diếp cá (còn có tên gọi khác là cây lá giấp hay ngư tinh thảo). Cây diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb., thuộc họ Lá giấp Saururaceae.
– Cảm quan:
• Cao đặc diếp cá có thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu sẫm, mùi thơm đặc trưng
• Cao khô diếp cá có dạng bột màu nâu, đồng nhất, khô tơi, mùi thơm đặc trưng
– Cao diếp cá có vị hơi mặn, hơi cay, mùi tanh
– Hoạt chất: Từ cây diếp cá, người ta phân lập được β-sitosterol, một alcaloid gọi là cordalin và các flavonoid như afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và quercitrin.
Tác dụng dược lý của Cao diếp cá:
• Cao diếp cá có tác dụng lợi tiểu. Tính chất lợi tiểu này do chất quercitrin và các chất vô cơ có trong cao diếp cá. Dung dịch có chứa 1/100.000 phân tử lượng quercitrin vẫn còn có tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Chất isoquercitrin cũng có tác dụng lợi tiểu.
• Những dẫn xuất của dioxyflavonon (3-4dioxyflavonol) đều có tính chất của rutin, nghĩa là tăng sức chịu đựng của vi ti huyết quản làm cho huyết quản khó đứt vỡ.
• Chất cordalin có tác dụng kích thích da, gây phồng
Công dụng của Cao diếp cá:
• Cao diếp cá có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng.
• Cao diếp cá được dùng trị bệnh trĩ, mụn nhọt, trẻ con lên sởi, viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoạc đau mắt do trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều.
• Ngoài ra cao diếp cá còn dùng trị sốt rét, sài giật ở trẻ em, đau răng.
• Ở nhièu nước, Cao diếp cá được dùng trong trường hợp viêm mủ màng phổi, trong thử nghiệm điều trị ung thư phổi; đắp ngoài chữa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, làm thuốc chữa khó tiêu và thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương.
RUTIN C ( HOA HÒE) VÀ VITAMIN C
Từ lâu, trong y học cổ truyền đã sử dụng cây hoa Hòe trong các bài thuốc trị cao huyết áp, tình trạng mất ngủ, đại tiện ra máu,… Vậy những công dụng khác của cây hoa Hòe là gì? Những bài thuốc dùng hoa Hòe để trị các bệnh ra sao? Sử dụng cây hoa Hòe cần lưu ý những gì? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Cây hoa Hòe là gì?
Cây hoa Hòe có tên gọi khoa học là Sophora japonica Linn. Cây hoa Hòe còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao. Cây hoa Hòe thuộc họ Đậu, trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng làm thuốc.
Cây hoa Hòe
Cây hoa Hòe là cây thân gỗ, cây cao từ 7m đến 15m, có nhiều trường hợp cây cao đến 25m. Cành của cây cong queo, nhánh cây nhỏ và có màu xanh lục. Lá kép lông chim sẻ chứa từ 7 phiến đến 15 phiến lá chét hình trứng. Hoa của cây nhỏ mọc thành từng cụm ở đầu cành và có màu trắng xanh. Quả của cây hoa Hòe có màu xanh, vỏ quả dày hình giống hạt đậu và quả của cây Hòe không thể mở.
Phân bố của cây hoa Hòe
Cây hoa Hòe phân bố chủ yếu tại những quốc gia có khí hậu cận nhiệt và khí hậu nhiệt đới. Cây hoa Hòe được nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Bắc mỹ, Nhật Bản,..trồng nhiều để dùng làm thuốc. Ở Việt Nam, cây hoa Hòe được mọc dại ở nhiều tỉnh phía Bắc. Hiện nay các tỉnh thành như: Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên cây Hòe được trồng nhiều và rộng rãi.
Thu hái và sơ chế
Cây hoa Hòe ra hoa vào khoảng tháng 5 đến hết tháng 8, đây là khoảng thời gian thu hoạch hoa của cây. Người dân thường thu hoạch hoa của cây hoa Hòe vào buổi sáng sớm và chỉ hái hoa sắp nở. Đối với quả của cây thì được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
Cây hoa hoè được thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh
Cả hoa và quả của cây hoa Hòe sau khi thu hoạch đều được rửa sạch rồi đem đi sấy khô hoặc phơi khô ngoài nắng. Hoa Hòe sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì có màu vàng đục, mùi nhẹ và có vị đắng.
Thành phần trong cây hoa Hòe
Nụ hoa Hòe khô có chứa khoảng 28% Rutin, hoa Hòe tươi có chứa 8% Rutin. Ngoài ra, hoa Hòe còn chứa các thành phần như: Sophoradiol, Quercetin, Betulin. Quả của cây hoa Hòe có các thành phần như: 4% đến 11% Rutin, Genistein, Alcaloid, Cytisine, Quercetin,.. Hạt của cây hoa Hòe có các thành phần như: Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin.
Lá chét của cây hoa Hòe gồm có Lipid, Protein và 5% Rutin. Rễ và gỗ của cây Hòe gồm các thành phần như: Maackiain, Irrisolion, Flemichaparin B, Biochanin A,…
Vị thuốc của hoa hòe
Hoa của cây hoa Hòe là một vị thuốc quý trị được nhiều bệnh lý và các triệu chứng. Hoa Hòe khi cửa nở nụ được hái để làm thuốc, hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô thì mới dùng được. Hoa Hòe khô có màu vàng ngà, không bị cháy, có vị đắng và tình bình. Có tác dụng kinh Phế, kinh Can, kinh Dương minh.
Nụ Hoa Hòe được hái để làm thuốc
Tác dụng của hoa Hòe
Tác dụng của hoa Hòe được Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại khẳng định. Sau đây là các tác dụng cụ thể của hoa Hòe:
Tác dụng trong Y học cổ truyền
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền thì hoa Hòe có tác dụng giải độc, chỉ huyết, thanh nhiệt và sát cam trùng. Được sử dụng để điều trị các bệnh lý như: mắt đỏ, mất ngủ, chảy máu cam, ho khạc ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, cao huyết áp, các loại trĩ trừ giun sán, xích bạch lỵ,…
Tác dụng trong nghiên cứu hiện đại
Thảo dược hoa Hòe có tác dụng cầm máu. Theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp cầm máu hiệu quả. Sao hoa Hòe thành than để cầm máu thì việc cầm máu sẽ hiệu quả hơn.
Tác dụng làm giảm mỡ trong máu hiệu quả. Theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch. Hoa của cây Hòe làm giảm nồng độ Cholesterol trong trong gan và máu.
Hoa Hòe có tác dụng làm giảm mỡ trong máu hiệu quả
Bên cạnh đó, theo ghi chép trong Trung Dược học thì hoa Hòe giúp tăng độ bền và giảm tính thẩm thấu của mao mạch. Ngoài ra, Hoa Hòe còn chống co thắt, chống loét tại phế quản.
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe
Với nhiều tác dụng điều trị các triệu chứng khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe cũng phong phú. Sau đây, là các bài thuốc chữa bệnh từ hoa Hòe.
Hoa hoè có nhiều bài thuốc dân gian chưa bệnh hữu hiệu
Bài thuốc trị chảy máu cam
Bài thuốc kết hợp hoa Hòe và Ô Tắc Cốt. 2 thành phần có tỉ lệ ngang nhau trong thang thuốc. Sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng để uống và một ít bột dùng để hít cho mũi.
Bài thuốc giúp giải nhiệt
Sử dụng 20g hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô nấu với nước sôi từ 3 đến 5 phút. Uống như trà hàng ngày để thanh lọc được cơ thể. Tránh để nước qua đêm vì uống vào sẽ bị đau bụng và tiêu chảy.
Trà hoa Hòe khô giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể
Chữa bệnh ra máu và xuất huyết
Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe và Diếp cá và Địa du. Chuẩn bị: hoa Hòe 20g, Diếp cá 12g và Địa du 10g. Sau khi rửa sạch thì sao đen Địa du và hoa Hòe. Tiếp theo sắc hỗn hợp đã sao đen và Diếp cá với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc thứ 2 thì chỉ sử dụng hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe. Chuẩn bị: 8g đến 12g quả cây hoa Hòe hoặc 10g đến 15g hoa Hòe. Nếu dùng hoa Hòe thì phải sao đen rồi mới sắc uống. Sắc hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe với 300ml nước còn lại 200ml. Chia ra hàng ngày uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc trị bệnh ngoài da
Bài thuốc gồm có: hoa Hòe tươi, Khúc Khắc và Cam Thảo. Một thang thuốc trị bệnh ngoài da gồm có: hoa Hòe tươi 30g, Khúc Khắc 30g và Cam Thảo 9g. Cho thang thuốc vào ấm pha với nước sôi để thuốc ra hết các chất. Dùng uống như trà hàng ngày và mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ
Bài thuốc gồm gạo nếp và hoa Hòe. Mỗi thang thuốc có tỉ lệ 1:2. tức 1 phần gạo nếp và 2 phần hoa Hòe. Sau khi sao đen hỗn hợp thì nghiền nhỏ thành bột. Hàng ngày, uống 10g bột, có thể pha bột với nước để uống. Nên uống vào buổi sáng khi chưa ăn.
Bài thuốc trị cao huyết áp
Bài thuốc thứ nhất gồm hoa Hòe và Hy Thiêm Thảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng từ 20g đến 40g mỗi thành phần trong 1 thang thuốc. Sau khi rửa sạch thì mang sắc cả 2 thành phần và dùng uống hàng ngày.
Bài thuốc thứ 2 là kết hợp hoa Hòe, Tang ký sinh, Hạ Thảo khô, Xuyên Khung và Địa Long. Trong một thang thuốc thì gồm có: 25g hoa Hòe, 25g Tang ký sinh, 20g Hạ Thảo khô, 20g Xuyên Khung, 15g Địa Long. Sắc thuốc với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra 1 lần đến 2 lần để uống.
Hoa hoè trị bệnh cao huyết áp
Bài thuốc thứ 3 là kết hợp hoa Hòe, Cát Căn và Sung Uý Tử. Mỗi thang thuốc gồm có: 15g hoa Hòe, 15g Sung Uý Tử, 30g Cát Căn. Nếu có tình trạng: hồi hộp, mất ngủ, tim đập nhanh thì có thêm thành phần 15g Toan Táo nhân. Nếu bị đau tức ngực thì thêm các thành phần: 12g Hà thủ ô, 12g Đan Sâm. Sắc thuốc bằng nồi đất để dùng hàng ngày từ 1 đến 2 lần.
Bài thuốc chữa nhức đầu và tê các ngón tay
Bài thuốc là kết hợp hoa Hòe, Tâm Sen và Hạt Muồng. Mỗi thang thuốc thì tỷ lệ của 3 thành phần là như nhau. Sau khi rửa sạch thì mang đi sao khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày uống từ 2 đến 4 lần, mỗi lần uống 5g bột.
Bài thuốc trị sốt xuất huyết nhẹ và chảy máu mũi ở trẻ em
Bài thuốc kết hợp hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe và Hạt Muồng. Khi sử dụng hoa Hòe thì mang các thành phần sao vàng rồi nghiền thành bột. Còn khi sử dụng quả cây Hòe thì sắc thành thuốc rồi uống. Với bột thì sử dụng hàng ngày từ 10g đến 20g bột. Còn sắc uống thì uống từ 1 đến 2 lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh băng lậu
Một thang thuốc trị bệnh băng lậu gồm có: Hoa hòe than 30g, Kế Mộc 15g, Địa Du than 15g, Sinh Cam Thảo 5g, Thuyên Thảo than 15g, Mã Xĩ Hiện 30g, Ô Tặc Cốt Nung 15g, Bồ Hoàng 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc để uống. Nếu ra nhiều máu thì mỗi ngày uống 2 thang.
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ
Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe, Chỉ Xác, Kinh Giới và Trắc Bá. Một thang thuốc gồm có: 12g hoa Hòe, 12g Chỉ Xác, 8g Kinh Giới, 12g Trắc Bá. Sau khi sao khô thì nghiền thành bột. Hằng ngày, hòa 10g bột với nước sôi để nguội rồi uống.
Bài thuốc thứ 2 là kết hợp quả hoa Hòe và Khổ Sâm. Tỷ lệ 2 thành phần bằng nhau trong mỗi thang thuốc. Nghiền 2 thành phần thành bột mịn. Hàng ngày, lấy nước trộn với bột để bôi phía ngoài hậu môn.
Khổ Sâm và Hoa Hòe kết hợp thành bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Bài thuốc thứ 3 kết hợp hoa Hòe, Chỉ Xác, Ngải Cứu và phèn chua. Một thang thuốc gồm có: 20g hoa Hòe, 2og Chỉ Xác, 40g Ngải Cứu, 20g phèn chua. Đun thang thuốc với nước, sau đó tiến hành xông hậu môn hàng ngày.
Bài thuốc trị bệnh vẩy nến
Kết hợp hoa Hòe với mật ong. Hoa hòe sau khi sao vàng thì nghiền thành bột mịn. Tiếp theo trộn mật ong với lượng vừa đủ và vo thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc trị rong kinh
Kết hợp hoa Hòe và Thảo Sương. Sử dụng 15g Thảo Sương và 30 hoa Hòe nghiền thành bột mịn. Hàng này dùng 9g bột mịn pha với nước để uống. Sử dụng từ 3 ngày đến 5 ngày thì hết tình trạng rong kinh.
Bài thuốc chữa đi cầu ra máu
Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe, Bá Tử Nhân, Kinh Giới Tuệ và Thương Xác. Mỗi vị thuốc đều có liều lượng ngang nhau. Các vị thuốc đều được nghiền thành bột. Hàng này, sử dụng 6g pha với nước cơm để uống.
Bài thuốc thứ 2 là kết hợp hoa Hòe, Cam Thảo, Thương Truật và Địa Du. Một thang thuốc gồm có: hoa Hòe 60g, Cam Thảo 30g, Thương Truật 45g, Địa Du 45g. Sao các vị thuốc cho thơm rồi mang đi sấy khô hoặc phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Hằng ngày, uống 2 lần, mỗi lần uống 6g bột.
Bài thuốc thứ 3 gồm có: 15g hoa Hòe, 15g Địa Du, 15g Hoạt Thạch, Hoàng Bá 10g, Kinh Địa 12g, Cam Thảo 3g, Đương Quy 12g, Kinh Giới 10g, Kim Ngân Hoa 12g, Hoàng Liên 10g, Hoàng Cầm 10g, Sài Hổ 6g, Thăng Ma 6g, Chỉ Xác 6g. Các vị thuốc đều được sắc trong ấm đất để lấy nước uống. Hàng này, chia thuốc thành 3 lần để uống.
Bài thuốc trị mụn nhọt
Sử dụng từ 30g đến 60g hoa Hòe khô sắc với 1500ml nước. Hàng ngày dùng bông thấm nước rửa mụn nhọt từ 2 đến 3 lần. Bã của thuốc sau khi sắc thì đắp vào chỗ đau để mụn nhọt nhanh hết. Thông thường từ 1 đến 3 ngày thì mụn nhọt sẽ không còn đau, bớt sưng và có thể khỏi hẳn.
SẢN PHẨM TĨNH MẠCH VEN
ĐỘC QUYỀN PHÂN PHỐI
TOÀN QUỐC
TẠI
CÔNG TY VINPHAR
Website: vinphar.com
Hotline: 0866.537.232
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.